Kỹ Năng Nghe Hiệu Quả
Kỹ năng nghe tốt có thể mang đến cho bạn những điều tuyệt vời và bất ngờ.
1.Kỹ năng nghe, vì sao phải cần phải có.
Kỹ năng nghe là một trong số những kỹ năng mềm cơ bản mà bạn cần lưu ý đến nó.
Có thể nhiều bạn mới đọc tiêu đề bài viết của tôi thì đều ngạc nhiên và thậm chí nghĩ rằng: Nghe mà cũng cần phải học và có kỹ năng hay sao.
Vâng, nó thực sự rất cần thiết.
Theo tâm lý của xã hội và con người nói chung, người ta bao giờ cũng thích nói hơn thích nghe, bởi vì nói là cách để người ta thể hiện mình, và thể hiện cái tôi của mình tốt nhất, cho nên ai người ta cũng thích nói. Và đặc biệt khi bạn đi nhậu nhẹt liên hoan, bạn sẽ để ý rằng, một chút men rượu vào thì ai cũng thích nói, tranh nhau nói và chẳng ai chịu nghe.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những người rất kín tiếng, khi họ đã trưởng thành, hiểu rõ về xã hội, và con người, thì họ rất khôn ngoan trong những câu giao tiếp, họ nói đủ, nói những gì cần nói và điều đó làm cho người nghe rất khó đoán biết và hiểu được về con người họ.
Nhưng nếu bạn biết cách lắng nghe, bạn có thể làm cho một người dốc hết lòng ra mà tâm sự, chỉ một kỹ năng nhỏ, bạn có thể làm cho người ta dễ dàng chia sẻ với bạn những thứ sau:
+ Một bí quyết trong một vài lĩnh vực của cuộc sống
+ Có thể là một vài kỹ năng nghệ thuật trong kinh doanh
+ Những tri thức hay các thông tin giá trị mà họ chưa từng kể với ai và điều đó giúp ích cho bạn
Khi bạn lắng nghe tốt, bạn sẽ trở thành một người bạn tốt, một người tri kỷ của đối tác và một người đáng tin cậy cho bạn bè. Bạn bè sẽ cực kỳ sung sướng, khi tìm được một người biết lắng nghe và hiểu họ như bạn. Do đó chúng ta phải có kỹ năng nghe.
2. Kỹ năng nghe tốt sẽ tạo ra những hiệu ứng gì.
+ Trong một cuộc trò chuyện, một cuộc họp, hay một lớp học, hoặc một nhóm thảo luận. Bạn có kỹ năng nghe tốt, bạn sẽ tạo được cảm hứng cho người trình bày. Họ sẽ hăng say, nhiệt tình và từ đó những thông tin quý giá sẽ được nói ra và bạn sẽ biết thêm được nhiều giá trị tri thức mới.
+ Người nói tốt, kết hợp với người nghe tốt sẽ tạo ra một cuộc thảo luận tích cực. Vấn đề nhanh được giải quyết và đạt hiểu quả cao trong công việc. Tôi nói ví dụ, bạn là nhà sản xuất, bạn gặp một khách hàng cần thuê bạn làm sản phẩm. Họ trình bày sản phẩm của mình rất say sưa, và nhiệt huyết. Bạn biết cách nghe giúp họ hưng phấn hơn. Và khi đến cuối buổi trao đổi, họ cảm giác yên tâm vì người mình thuê hiểu rõ mình muốn gì. Họ có thể đặt niềm tin và từ đó đi đến ký kết hợp đồng.
+ Bạn nghe tốt, người trình bày sẽ ấn tượng. Họ thích nói chuyện với bạn và chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống công việc với bạn. Và bạn dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ.
3. Vậy để có kỹ năng nghe tốt, chúng ta phải lưu ý những điểm gì.
=> Tôn trọng người nói.
Thể hiện bởi sự tập trung, chú tâm đến điều họ đang nói. Người nói sẽ vô cùng bực mình khi thấy bạn cười đùa, nói chuyện xung quanh. Đó là thái độ bất lịch sự và thiếu tôn trọng tới họ.
=> Thẩm vấn là một chứng minh cho người có kỹ năng nghe tốt.
Điều này nghĩa là gì ?. Nếu bạn chỉ chú tâm thôi thì chưa đủ. Nếu không có biểu hiện gì, người nghe sẽ cảm giác, bạn chỉ nghe chứ không hiểu gì. Bạn đang cố nghe cho xong và không có cảm hứng với chủ đề họ đang nói. Do đó để đạt được kỹ năng nghe tốt. Đôi khi hãy hỏi lại họ một vài câu hỏi. Điều đó minh chứng rằng, bạn đang quan tâm đến điều họ nói, và có đôi chỗ cần thắc mắc. Họ sẽ có cảm hứng và lập tức phân tích vấn đề sâu hơn.
=> Ngắt lời người nói, nói chen, hay nói đế theo là một thói xấu.
Điều này làm cho người nói cảm giác, bạn đang tranh thể hiện vấn đề với họ. Và đến một giới hạn, họ sẽ mất cảm hứng và không muốn nói nữa. Họ có thể dừng cuộc hội thảo, im lặng hoặc đề nghị bạn lên nói. Lúc đó nếu giả sử họ làm lại hành động giống bạn, bạn sẽ hiểu cảm giác đó là như thế nào.
=> Tránh việc theo dõi quá chú tâm bởi việc chỉ tập trung nhìn vào một chỗ.
Giả sử bạn chỉ tập trung nhìn chăm chăm vào mặt họ, thì điều đó sẽ làm cho người nói cảm giác bị mất tự tin. Họ không hiểu là bạn đang chú tâm nghe mà họ cảm giác họ đang có vấn đề gì trang phục, khuôn mặt hay gì đó mà người nghe cứ nhìn chằm chằm vào đó. Hãy biết các sử dụng ánh mắt cho phù hợp bằng cách. Có thể đảo qua các bộ phận khác của cơ thể. Đó là các bộ phận điểm nhấn khi họ nói. Ví dụ họ chỉ tay vào đâu, ta nhìn vào đó. Điều đó thể hiện việc ta quan tâm tới điều họ đang phân tích.
=> Biểu cảm khuôn mặt cũng cần lưu ý.
Sẽ có lúc bạn cười, sẽ có lúc bạn trau mày, sẽ cũng bạn ngạc nhiên hoặc im lặng đột ngột theo đúng mạch câu chuyện. Bạn không thể cứ cười từ đầu đến cuối, khi mà mạch câu chuyện đang là chuyện buồn. Bạn cũng không thể tỏ ra ngạc nhiên khi vấn đề là rất phổ biến. Còn nếu bạn chỉ giữ một biểu cảm từ đầu đến cuối thì hoàn toàn không tốt. Sẽ có lúc người nghe họ tự cảm nhận rằng. Nếu họ nói thông tin này ra chắc bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên. Nếu bạn không có biểu cảm đó, họ nghĩ rằng bạn đang chẳng hiểu vấn đề họ nói là gì.
=> Sau những phiên nói chuyện, hãy đưa ra một vài thắc mắc.
Và có thể tốt hơn là tóm tắt được vấn đề người nói vừa trình bày xong. Người nói sẽ cảm thấy rất tuyệt vời khi vấn đề mình trình bày có người nghe và hiểu được. Họ sẽ bù vào những chỗ trống mà bạn chưa hiểu.
=> Nhận định và đánh giá.
Bên cạnh những câu hỏi, thắc mắc, đôi khi bạn cần đưa ra những nhận định và quan điểm đánh giá cho vấn đề người nói trình bày. Có thể là một lời khen nhẹ nhàng, có thể là một đánh giá, một nhận định. Người nói sẽ cảm thấy hài lòng.
=> Nhưng câu nói vô thưởng vô phạt.
Đôi khi đưa ra những câu nói vô thưởng vô phạt, nhưng câu thể hiện sự ngạc nhiên, và thể hiện sự thiếu tin tưởng. Người nói sẽ lập tức đưa ra các thông tin mới để chứng minh cho điều mình đang nói là chính xác. Sẽ không tốt khi người nói trình bày cái gì bạn cũng gật đầu, và cho rằng là chính xác.
Không phải dễ dàng để có thể trở thành một người nghe tốt. Đó là cả một quá trình kiên trì rèn luyện mới đạt được sự trọn vẹn. Nhưng nếu bạn rèn luyện được, bạn sẽ đạt được nhiều hiệu quả trong những cuộc trò chuyện và hơn cả là niềm tin từ bạn bè, đối tác.