Học Cách Tổ Chức Và Quản Lý Máy Tính

     Tổ chức và quản lý máy tính cá nhân tốt sẽ giúp bạn đi nhanh hơn trong con đường phát triển sự nghiệp.

Máy tính cá nhân là một công cụ không thể thiếu được với chúng ta trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay.

Tôi nghĩ rằng dù bạn là sinh viên hay đã đi làm, hầu hết bạn nào cũng đều sở hữu cho mình một chiếc máy tính cá nhân để phục vụ cho học tập và làm việc.

Tuy nhiên nếu bạn không biết cách quản lý và tổ chức dữ liệu trong máy tính của mình.

Thì tôi nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng nó không hiệu quả và nó ảnh hướng rất nhiều đến con đường học tập và phát triển sự nghiệp của bạn.

1.Tôi nhìn thấy những gì từ máy tính của bạn.

Bắt đầu từ việc thường xuyên giúp đỡ cho bạn bè về máy tính, tôi mới phát hiện ra được những nhược điểm trong việc sử dụng máy tính của rất nhiều người.

Và dưới đây là một trong số các vấn đề trong cách tổ chức và quản lý máy tính của chính các bạn.

=> Máy Tính  Rất Sơ Sài:  Dung lượng ổ cứng rất nhiều nhưng tài liệu cho học tập và làm việc không hề có bao nhiêu.

Tôi cảm thấy các bạn hình như không có thói quen tích lũy và sưu tầm.

=> Không Biết Phân Loại:  Dữ liệu trong máy tính không được phân loại rõ ràng.

Trong cùng một ổ cứng, tôi thấy có cả phần mềm máy tính, lác đác một vài tấm ảnh, đan xen một vài bài âm nhạc, trong folder âm nhạc lại có hình ảnh…..

=> Màn hình máy tính quá bừa bộn: Thông thường những người làm việc quá nhiều thì màn hình máy tính của họ cũng vô cùng bừa bộn.

Nhưng họ sẽ dọn dẹp và xử lý sau khi hoàn thành công việc.

Còn ngược lại nhiều bạn không hề bận rộn hay nghiên cứu quá nhiều.

Nhưng màn hình máy tính vẫn vô cùng bừa bộn và không hề có thói quen dọn dẹp.

=> Mọi dữ liệu tải về đều mặc định trong ổ C: Điều này dẫn đến chuyện khi vô tình bị lỗi win.

Thì không thể giữ lại được một tài liệu nào, và các bạn mới bắt đầu kêu than.

=> Không hề tích lũy folder setup phần mềm: Để máy tính có thể hoạt động và làm việc tốt, không phải chỉ cài win là xong.

Và khi tôi hỏi, các setup phần mềm ở đâu, thì các bạn đều nói không biết, không có, và thậm chí là cũng không hiểu setup phần mềm là gì.

(Chúng ta muốn ăn quả, chúng ta phải trồng cây, nhưng để trồng được cây thì chúng ta phải có hạt để gieo trồng.

Muốn có hạt thì phải bỏ tiền mua, nhưng chúng ta đang xài lậu thì phải biết giữ lại để dùng cho lần sau).

=> Vào rất nhiều các trang web mà không có thói quen cài đặt và quét virus.

2. Lợi ích của việc tổ chức và quản lý máy tính tốt ?

+ Tổ chức và quản lý máy tính cá nhân tốt giúp bạn hình thành một tính cách ngăn nắp gọn gàng.

Đó là một phẩm chất và từ đó không chỉ câu chuyện máy tính, mà ngay cả ngôi nhà, gia đình, cuộc sống, cuộc đời, bạn cũng sẽ có thói quen quản trị một cách cẩn thận.

+ Dữ liệu trong máy tính cũng là một tài sản của riêng bạn mà bạn sưu tầm, mua về hoặc bạn tạo ra nó.

Việc tổ chức và quản trị máy tính tốt, giúp bạn nắm rõ tài sản mềm của mình, cái gì mình có, cái gì mình không.

Tránh việc, cùng một file dữ liệu mà nó được lưu ở nhiều nơi khác nhau trong một máy tính.

+ Khi việc tổ chức máy tính được gọn gàng, ngăn nắp và có quy luật thì điều đó giúp bạn xử lý công việc cực kỳ nhanh.

Bạn nắm rõ vị trí lưu trữ của từng loại dữ liệu nên việc tìm kiếm và truy xuất cũng nhanh hơn rất nhiều.

+ Giúp bạn biết các chọn lọc, những cái gì cần thiết để giữ lại sắp xếp, những cái gì không cần thiết thì sẽ bỏ đi tránh việc lưu trữ rác thải và những ổ virus không mong muốn.

+ Tổ chức máy tính cá nhân tốt giúp bạn nắm vững mọi  mọi hoạt động và trạng thái máy tính.

Từ đó bạn dễ dàng phát hiện ra được những khác thường trong máy tính. Những dấu hiệu lạ xuất hiện do người khác truy nhập vào máy mình hay do virus gây ra để kịp thời ngăn chặn.

Tổ Chức Và Quản Lý Máy Tính

3. Thực hành như thế nào.

Mỗi người có một phong cách tổ chức và quản lý máy tính khác nhau.

Điều đó mang lại những hiệu quả khác nhau phù hợp với từng người.

Nhưng trước hết, mỗi cá nhân phải hình thành trong đầu một tư tưởng đó là.

Phải tổ chức và quản lý máy tính cá nhân một cách thực sự nghiêm túc.

Nếu không thì cho dù bạn có đọc bao nhiêu bài về vấn đề này cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Và đây là phong cách mà tôi thường áp dụng để tổ chức và quản lý máy tính cá nhân của tôi

a. Tôi thường chia mọi dữ liệu trong máy tính thành 3 loại cơ bản như sau.
a1.Setup:

Là thư mục chứa toàn bộ những phần mềm máy tính.

Chúng được cài đặt sử dụng cho mục đích học tập và làm việc.

Hãy sưu tầm đủ bộ các phần mềm cơ bản để có thể học tập và làm việc.

-> Bộ phần mềm soạn thảo: Office,  đọc PDF, unikey.

-> Phần mềm cho NET : Firefox/Chrome, IDM để download

-> Winrar/winzip không thể thiếu.

-> Với dân code thì phải có notepad ++

-> Một phần mềm đọc định dạng video, và phần mềm quay màn hình

-> Nên cài Teamview để khi cần có thể nhờ bạn bè xem hộ máy tính.

-> Nên cài một phần mềm diệt virus trả phí, hoặc nếu free thì chịu khó cập nhật theo tuần.

 -> Nên cài  skype, để khi cần có thể nói chuyện voice hoặc video.

a2.Folder Giải Trí:

Bao gồm tất cả các vấn đề giải trí như.

Film, Ảnh, Video Clip, Âm nhạc, Truyện tranh, truyện đọc.

Theo mình nên phân loại hình ảnh theo từng năm. Trong các năm lại chia nhóm theo từng hoạt động. Ví dụ

Ảnh năm 2009 => Ảnh tết đầu năm, Ảnh chơi công viên tháng 3, Ảnh thực tập tháng 6, Ảnh Kỷ yếu Tháng 12

Như vậy, bạn quản lý được hình ảnh của mình theo năm tháng và đó như một tiến trình lịch sử của bạn. Khi cần bạn có thể tra cứu lại xem thời điểm năm đó, mình có hoạt động gì.

a3.Folder về học tập và nghiên cứu:

Bao gồm tất cả các tài liệu học tập, ebook, video hướng dẫn, giáo trình mềm, sơ đồ, bảng biểu…

Và nên phân loại theo lĩnh vực như là:   tài liệu học lập trình, tài liệu học đồ họa, tài liệu học điện tử…

b. Tạo thói quen đặt lại tên file khi tải từ trên mạng về.

Khi tải trên mạng về tên file thường dài, đôi khi nó chứa cả tên web, tên tác giả. Và điều đó không tốt khi bạn lưu trữ trong máy tính. Do đó hãy đặt lại tên file với tiêu chí:

Ngắn gọn, đơn giản, nên để tiếng anh hoặc tiếng việt không có dấu.

-> Để tiếng anh là cách giúp bạn luyện từ vựng tiếng anh cho quen

-> Để tiếng việt không dấu để tránh việc khi mở tài liệu, phần mềm không thể đọc được.

Ví dụ:  learn_cpp_1.doc  tốt hơn là :    Hướng dẫn học lập trình c++ bài 1.doc .

Tên folder cũng nên là như vậy.

c. Không lưu trữ dữ liệu trong ổ C hay màn hình.

Khi làm việc bạn có thể tạm thời lưu trữ ngoài màn hình để việc truy xuất nó nhanh gọn.

Nhưng khi bạn tải về hoặc làm việc xong thì nên lưu dữ liệu và các ổ khác theo phân loại của mình.

Tránh để ổ C để đề phòng mất dữ liệu khi vô tình windows bị hỏng, hoặc đôi khi dọn dẹp màn hình bạn lỡ tay xóa nhầm.

d. Dọn dẹp dữ liệu theo định kỳ.

-> Dọn dẹp thùng rác, xóa các file ko cần thiết, dọn dẹp màn hình.

-> Chạy phần mềm virus.

-> Lau chùi máy tính cho sạch sẽ.

e. Bảo mật cho máy tính:

Thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc sử dụng máy tính. Điều này giúp bạn tránh được việc kẻ gian xâm nhập máy tính ăn cắp các tài khoản.

-> Đặt mật khẩu cho máy tính với tiêu chí: Chữ thường, chữ hoa, có ký tự số và ký tự đặc biệt (@/$,#….)

Ví dụ:   Winter@2017

f. Lưu trữ các tài khoản:

Bạn thường tham ra vào các diễn đàn, các website và bạn có thể phải đăng ký tài khoản như tài khoản facebook, tài khoản gmail, rồi skype,.

Rồi nhiều diễn đàn khác, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến mua bán, thương mại.

Bạn nên lưu trữ user và mật khẩu vào một file như word hoặc excel trong máy tính. Để khi bạn quên thì có thể mở ra kiểm tra lại.

Và đương nhiên file lưu trữ này cũng cần được đặt một mật khẩu quen thuộc để bảo mật.

Tại sao tôi đưa ra lý do này?.

Nhiều bạn đăng nhập các dịch vụ web từ lâu và có thói quen đăng nhập tự động.

Khi vô tình máy bị hỏng, bạn cài đặt lại và mọi thứ chạy lại ban đầu.

Và nhiều bạn đã không thể nhớ nổi mật khẩu của facebook, gmail là gì. Vì đã qúa lâu rồi sử dụng thói quen đăng nhập tự động.

Nên đặt mật khẩu theo một vài quy luật mình đặt ra đề phòng khi quên mình có thể dò lại theo quy luật.

Tránh đặt tất cả mật khẩu giống nhau vì nếu bị mất một lần, bạn sẽ mất đồng loạt tất cả các tài khoản khác.

Tôi nghĩ rằng, chỉ cần bỏ ra 2 tiếng để thực sự nghiêm túc thực hiện tổ chức và quản lý máy tính. Bạn sẽ cảm thấy rất hiệu quả khi học tập và làm việc với nó.

Hãy tổ chức và quản lý máy tính một cách thật hiệu quả để đưa tới thành công trong sự nghiệp.

__________________________________________

Pass Pham

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.