Công Ty Nhỏ – Công Ty Lớn
Hi chào mừng các bạn đến với blog: Phát Triển Phần Mềm 123AZ.
Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, thảo luận và chia sẻ về một chủ đề đáng quan tâm.
Cùng tìm hiểu về môi trường làm việc của các công ty lớn và công ty nhỏ.
Dựa trên những kinh nghiệm cá nhân khi đã từng làm việc ở cả hai nơi.
Tôi sẽ chia sẻ những quan điểm cá nhân của mình để các bạn tham khảo.
Có thể các bạn có nhận định khác, vậy thì hãy chia sẻ, thảo luận để mọi người cùng tham khảo.
Và tôi nghĩ rằng có thể sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn trong quá trình lựa chọn.
1. Thủ tục phỏng vấn.
a. Công ty lớn:
– Thường các công ty này có 3 vòng phỏng vấn
+ Vòng 1 : Bài Test, có công ty thì bài test code rất đơn giản, có công ty thì test 3 4 thể loại như IQ, Gmat, Tiếng Anh, Ngôn ngữ.
+ Vòng 2: Phỏng vấn chuyên môn với mấy ông trưởng nhóm kỹ thuật, thường từ 30 phút trở lên.
+ Vòng 3: Phỏng vấn với nhân sự và cấp lãnh đạo, có thể là nói tiếng anh, hoặc có thể phiên dịch tiếng Nhật.
b. Công ty nhỏ
– Thường là một bài test chuyên môn cơ bản, kèm theo vài câu IQ, vài câu Gmat, đều bằng tiếng anh.
Sau đó là phỏng vấn luôn với leader và giám đốc.
– Một số công ty cần người gấp, họ sẽ ko test mà phỏng vấn luôn, sau đó là nhận người.
2. Thủ tục đi làm.
a. Công ty lớn
– Nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp, bạn phải kê khai bản thuế, bảo hiểm, các loại giấy tờ trợ cấp.
– Một số loại giấy tờ riêng của công ty.
– Nộp ảnh để làm thẻ,
– Chuẩn bị một loạt giấy tờ hồ sơ khác.
b. Công ty nhỏ
– Khi nào bạn đến công ty thì mới bắt đầu nộp một số loại giấy tờ cho việc ký hợp đồng.
– Mọi thủ tục nhân sự họ làm hết bạn chỉ việc đọc và ký.
– Nhưng hãy nhớ đọc thật kỹ sẽ có vấn đề bạn cần thắc mắc…
3. Quy mô và phân cấp.
a. Công ty lớn.
– Số lượng nhân viên thường từ 100 người trở lên.
– Chia thành nhiều nhóm, ví dụ như Group1 – Group2 – Group3, Hay Team Dev1 – Team Dev2 – Team Dev3….
– Mỗi nhóm đều có trưởng nhóm và phó nhóm.
– Có một bộ phận hành chính kế toán chung cho toàn bộ công ty
– Một bộ phân IT điều hành cả mạng lưới công ty.
– Có nhiều những bộ phận đặc biệt khác nhau như, team phát triển con người, team đời sống, team định hướng…
b. Công ty nhỏ.
– Thường chia theo chuyên môn công việc, hoặc mảng dự án.
Ví dụ Team làm IOS, Team làm Web, Team làm Android, Team làm Graphics, Team Research.
Hoặc Team dự án A, team dự án B.
Thường mỗi team có 1 dự án lớn kéo dài nhiều năm hoặc hai dự án nhỏ. Trưởng nhóm cũng là leader và PM dự án.
Một bộ phận chung gọi là admin bao gồm cả IT (1 hoặc 2 người), kế toán (1), nhân sự (1-2). quản lý tài chính và phát triển con người (1)
Họ làm cả nhiệm vụ hành chính và các hoạt động trainning cũng như các hoạt động văn hóa, sự kiện.
4. Văn hóa và hoạt động.
a. Công ty lớn
– Rất nhiều các văn hóa đặc trưng mang nét riêng của công ty, nhiều hoạt động tập thể.
– Có phòng ban riêng cho vấn đề chăm lo đời sống của công ty
– Các hoạt động sinh nhật, chào mừng các ngày đặc biệt, team buding hoành tráng, trò chơi khi đi du lịch…
– Nhiều tiết mục chương trình và các dịp cuối năm, kỷ niệm công ty.
– Phù hợp với các bạn trẻ thích náo nhiệt, thích hoạt động, và khá mệt với những người sống khép kín ko thích ồn ào.
b. Công ty nhỏ.
– Có nét văn hóa riêng nhưng không nhiều, nhỏ gọn và ấm cũng như một gia đình.
– Ví dụ như đi dã ngoại tập thể, đi ăn chơi xem phim tập thể, đi pinic tập thể.
– Các sự kiện cuối năm thường do các thành viên trong công ty có năng khiếu được lựa chọn thành ban tổ chức.
5. Quy định về bảo mật.
a. Công ty lớn
– Rất khắt khe trong quy định bảo mật.
– Khi bắt đầu vào làm phải làm các thủ nhận máy tính, check in vào domain, mạng làm việc của công ty.
– Học các quy định bảo mật,
– Chặn tất cả các trang giải trí, công kết nối usb, phần mềm chát trực tuyến.
– Đi làm vào ra phải quẹt thẻ,
– Hàng tháng phải khai báo công việc trên trang quản lý công ty để chấm công chính xác.
– Ưu tiên sử dụng email cho mọi thứ, công việc, giao tiếp, xin nghỉ, thông báo…..
b. Công ty nhỏ.
– Thoải mái hơn, nhiều công ty sử dụng check vân tay, tự chấm công.
– Không chặn các trang web giải trí, hoặc cùng lắm chặn trong giờ làm việc, mở lúc ăn cơm hoặc hết giờ.
– Giờ nghỉ có nhiều team chơi game thoải mái, aoe, half life…
– Thường sử dụng skype để truyền thông nội bộ, không khắt khe với các thiết bị giao tiếp.
6. Công việc.
a. Công ty lớn.
– Làm việc theo team, và các nhóm được chia.
– Nhưng có thể thay đổi dự án hoặc điều chỉnh sau một thời gian, do sự sắp xếp bố trí nhận lực.
– Có công ty làm việc với mô hình agile, nhưng cũng vẫn có công ty làm theo mô hình waterfall
– Nếu công ty làm cho Nhật thì luôn có đội comter.
– Khá nhiều người biết tiếng Nhật, và khuyến khích phòng trào học tiếng Nhật.
– Nếu công ty của người Nhật thì có thể có nhiều quy định riêng trong từng team.
+ Ví dụ gặp nhau chào tiếng Nhật
+ Hệ điều hành máy tính và các sản phẩm phần mềm sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật.
Nếu bạn không thích tiếng Nhật thì làm việc sẽ gặp nhiều khó khăn.
+ Trong giờ làm việc thấy mọi người ra vào liên tục, ko ai để ý đến ai.
Có nhiều team trong giờ làm việc có thể ra ngoài trà đá, chém gió cả tiếng.
b. Công ty nhỏ.
– Làm việc các dự án dài hơi, hoặc có thể ngắn hạn nhưng vẫn trong một team đó, ít khi phải chuyển đổi.
– Không ra vào thoải mái như công ty lớn, vì dễ bị soi bởi leader và một vài cấp quản lý khác.
– Thường có những nhân vật có chuyên môn rất giỏi là đội ngũ nòng cốt của công ty và rất khắt khe khó tính trong công việc.
7. Mối quan hệ con người.
a.Công ty lớn.
– Tôi từng được khuyến cáo là nên có team riêng trong công ty, thì mới khá được.
– Một mình cô độc lẻ loi sẽ dễ chán và khó phát triển.
– Cá nhân tôi thấy công ty lớn dễ xin nghỉ, không nặng nề chuyện tình cảm anh em.
– Có người đi rồi lại về, có người mới vào chán lại đi.
– Đã vào được thì hiếm khi có chuyện sa thải, họ có đủ cách sắp xếp bạn làm công việc phù hợp.
– Xin nghỉ việc thủ tục cũng phức tạp, gửi email xin nghỉ cho nhân sự, trưởng phòng, leader,
Sau đó xin chữ ký một loạt, làm các thủ tục bàn giao như thẻ, tài khoản, thiết bị….
b. Công ty nhỏ
– Công ty như một môi trường gia đình, nên có nhiều tình cảm hơn, tình cảm anh em thân thiết hơn.
– Việc ra đi cũng là vấn đề đau đầu khi nghĩ đến tình cảm anh em gắn bó.
– Hay có các hoạt động nhậu nhẹt bia rượu anh em tâm sự…
– Khắt trong việc tuyển chọn nhân viên, cảm giác không làm được việc có thể cho nghỉ, cắt hợp đồng ngay.
8. Hoạt động Trainning.
a.Công ty lớn.
+ Rất bài bản và rõ ràng, đủ các thể loại, từ trainning cơ cấu công ty, mô hình làm việc, phòng ban, cho đến các chế độ
+ Có nhiều lớp học tiếng Nhật, Anh Free.
+ Khuyến khích thi cử đạt các bằng cấp chứng chỉ như FE, Toiech, N3,N4… JP.
b. Công ty nhỏ.
Ít các hoạt động trainning hơn, thỉnh thoảng là các buổi trainning của các sếp, hoặc lãnh đạo hoặc một số chuyên gia nước ngoài được công ty mời làm.
Thỉnh thoảng là sự chia sẻ của cá nhân.
Khuyến khích việc tự học để có được các chứng chỉ chuyên môn và ngoại ngữ. Không có sẵn các lớp học free.
_______________________________________
Ok. Đó là những điểm cơ bản bản thân mình thấy được từ hai môi trường mình đã từng làm việc.
Và có những điểm phù hợp với người này, nhưng lại không phù hợp với người kia.
Môi trường nào cũng có điểm hay điểm chưa hay, và phù hợp với sở thích của mỗi người.
Các bạn đã từng làm việc trên cả hai môi trường trên, có thể chia sẻ các ý kiến cá nhân, quan niệm để mọi người cùng tham khảo, và lựa chọn cho mình một môi trường phù hợp.