C++ Nâng Cao. Biến Local, Global, Static, Extern
Chào mừng các bạn đến với chủ đề học lập trình c++ nâng cao.
Trong chủ đề này chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức mở rộng hơn, nâng cao hơn so với những kiến thức căn bản từ chủ đề học lập trình c++ căn bản trước đó.
Những kiến thức mở rộng và nâng cao này rất quan trọng và cần thiết để chúng ta thực hành trong các dự án phần mềm với ngôn ngữ lập trình c++.
Trong bài đầu tiên của chủ đề này. Chúng ta sẽ tìm hiểu về:
Các loại biến trong lập trình c++
1. Biến Local Trong Lập Trình C++
Còn được gọi là biến cục bộ trong lập trình c++. Nó được khai báo trong phạm vi của một vùng xử lý như:
+ Trong hàm.
+ Trong một vòng lặp
+ Trong một điều kiện, hoặc một khối chỉ thị tiền xử lý.
Các đặc điểm của biến cục bộ như sau:
=> Chỉ được phép sử dụng trong vùng khai báo.
=> Khi chương trình chạy ra khỏi ngoài vùng phạm vi, thì biến local được tự động giải phóng.
=> Khi khai bao biến local hãy nhớ khởi tạo giá trị ban đâu cho biến ví dụ như dưới đây.
=> Nên đặt tên biến local có ý nghĩa cho mục đích sử dụng.
[code language=”cpp”]
int num = 0;
float val = 0.0;
char ch = ‘\0’;
string str = "";
bool ret = true;
Object* pObj = NULL;
[/code]
2. Biến Global Trong Lập Trình C++
Được gọi là biến toàn cục trong lập trình c++. Nó được thường được khai báo ở đầu của file mà không thuộc bất cứ một phạm vi hay một vùng nào.
Do đó biến toàn cục đúng như ý nghĩa của nó được sử dụng trong mọi nơi trong file code mà nó khai báo.
Đặc điểm của biến toàn cục.
=> Được sử dụng trong toàn bộ chương trình, và nó chỉ được hủy khi chương trình kết thúc.
=> Thường khai báo sau khi include các file header và cú pháp là g_[tên biến] nhằm phân biệt với biến local.
[code language=”cpp”]
#include <iostream>
#include <conio.h>
using namespace std;
int g_num = 0;
int g_idex = 0;
int main()
{
_getch();
}
[/code]
3. Biến Extern Trong Lập Trình C++.
Được gọi là biến ngoài trong c++, nó thường được kết hợp với biến global và sử dụng từ khóa extern
[code language=”cpp”]
#include <iostream>
#include <conio.h>
using namespace std;
extern int g_num = 0;
int g_idex = 0;
int main()
{
_getch();
}
[/code]
Khi biến 1 biến global được khai báo tại một file A.
Nếu muốn sử dụng biến global đó ở một file B khác file A trong toàn bộ dự án. Thì người có thể định nghĩ một biến global ở file B trùng với file A nhưng chỉ khác là thêm một biến extern vào. Như vậy thì biến global tại B và A là như nhau.
4. Biến Static Trong Lập Trình C++.
Được hiểu là biến tĩnh. Đó là kỹ thuậ sử dụng từ khóa static đặt trước khi khai báo biến như sau:
static int num = 0;
=> Biến static chỉ được khai báo một lần và giữ nguyên giá trị trong toàn bộ chương trình.
=> Chỉ khi chương trình kết thúc biến tĩnh mới được giải phóng.
=> Nếu static sử dụng cho biến local thì biến static local được coi là một biến lưỡng tính, vì có tính chất chỉ hoạt động trong phạm vi local, và vừa có tính chất giữ nguyên giá trị trong toàn bộ thời gian chương trình chạy giống như biên global.
=> Có thể sử dụng biến static cho biến toàn cục và sử dụng static cho biến thành viên của lớp.
=> Nên dùng s_[tên biến] để đặt tên cho biến static local.
Ok. Đó là các loại biến trong lập trình c++.
Và chúng được sử dụng rất phổ biến trong các dự án phần mềm. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức và cách sử dụng cho từng loại biến.
Pass Pham