Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Cho Lần Đầu Cho Coder

      Hi chào mừng các bạn đến với chủ đề Chia sẻ ngành nghề

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm khi các bạn đi phỏng vấn xin việc,

đặc biệt là các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường làm hồ sơ xin việc vào các công ty phần mềm.

Đây là những kinh nghiệm mình đúc rút ra được từ bản thân sau khi đi làm nhiều năm

và kinh nghiệm phỏng vấn một số công ty.

Ai trong chúng ta cũng đều bắt đầu hành trang cuộc đời từ giai đoạn bắt đầu là sinh viên,

học tập nghiên cứu và kết thúc chương trình đào tạo đại học.

Chúng ta cũng sẽ trải qua giai đoạn rời ghế nhà trường,

bước vào cuộc sống, cầm hồ sơ đi xin việc và bắt đầu tự lập, tự lo cho cuộc sống cá nhân.

Và đó là giai đoạn đầu khó khăn của bạn khi bắt đầu bước vào trường đời,

bắt đầu lo cho bản thân, mưu sinh và tự mình xoay sở.

Do đó công việc ổn định là mục tiêu đầu tiên mà ai trong chúng ta cũng đều hướng tới

với mọi ngành nghề lĩnh vực trong cuộc sống.

Và vì thế với các ngành nghề khác nói chung và nghề IT nói riêng

thì việc chuẩn bị tâm lý, kiến thức và những kỹ năng cần thiết

cho một cuộc phỏng vấn xin việc là rất cần thiết và quan trọng.

I. Những thuận lợi đầu của nghề lập trình viên.

+ Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp sáng tạo và đang có xu thế trong tương lai.

Và hiện tài là một ngành rất hút nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng,

ngành luôn khuyến khích sự sáng tạo, chăm chỉ và những cá nhân tài năng.

Chỉ cần bạn có tài bạn sẽ được trọng dụng trong lĩnh vực này.

+ Ngành công nghiệp phần mềm rất đa dạng về các lĩnh vực phát triển,

hướng tới đối tượng con người, xã hội.

Bất cứ một ý tưởng gì mới mẻ, điên rồ, mà có thể phục cho nhu cầu cuộc sống của người, đều được khuyến khích và khai thác triệt để.

Các bạn có thể nghiên cứu sáng tạo rất nhiều các mảng như:

ứng dụng mobile, web, lập trình nhúng, lập trình thông tin và bảo mật, lập trình phần mềm máy bàn…

+ Hầu hết các công ty phần mềm đều có môi trường làm việc trẻ trung, năng động sáng tạo,

nhân sự thường trẻ hóa và thoải mái nhiệt tình, nhiều hoạt động vui chơi đặc biệt theo từng phong cách riêng của mỗi công ty.

+ Các công ty phần mềm chú trọng về năng lực cá nhân như là:

kỹ năng chuyên môn, các kinh nghiệm làm việc, các dự án đã tham gia, kỹ năng mềm.

Họ không quá yêu cầu về vấn đề bằng cấp, kết quả các môn học trong trường.

+ Các thủ tục cho vấn đề xin việc, làm việc, không quá phức tạp cầu kỳ.

+ Việc thay đổi môi trường công ty, công việc cũng không quá khó khăn, phức tạp.

II. Những mặt khó khăn của nghề một lập trình viên.

+ Bạn phải làm việc nhóm trong các dự án, đó là vấn đề đầu tiên cho những khó khăn.

Bởi vì bạn sẽ phải làm việc với nhiều mẫu người khác nhau, tâm lý khác nhau.

Do đó hòa hợp được để cùng làm một việc là không đơn giản.

Nếu may mắn gặp một team tốt bạn sẽ thăng hoa trong công việc,

ngược lại bạn sẽ gặp nhiều áp lực và căng thẳng.

+ Nghề phần mềm đòi hỏi bạn luôn phải suy nghĩ, sáng tạo và tìm ra giải pháp cho các vấn đề khi phát triển các chức năng cho 1 sản phẩm.

Một phần mềm làm ra để cạnh tranh được với các sản phẩm khác, thì phải có những tính năng ưu việt hơn, độc đáo hơn hoặc xử lý nhanh hơn thông minh.

Điều đó đòi hỏi các lập trình viên luôn phải suy nghĩ giải pháp, tìm ra các giải thuật cho các yêu cầu chức năng phần mềm mà mình đảm nhiệm.

Các bạn sẽ luôn phải học, phải nghiên cứu, phải nghĩ theo từng ngày từng tháng từng năm.

+ Đây là lĩnh vực tiêu tốn thời gian kinh khủng khiếp, làm cho các lập trình viên có thể rơi vào vòng lặp công việc như vô hạn.

Các bạn sẽ phải cày cuốc, phải làm theo kịp tiến độ, phải làm thêm giờ, thậm chí làm đêm cho mỗi đợt bàn giao, hay điên đầu, stress vì những yêu cầu hóc búa, phức tạp.

Rồi phải cày cuốc fixed hàng trăm bug, hay mò mẫm nhiều ngày giờ tìm giải pháp trên google.

+ Sự mất cân bằng cuộc sống xảy ra khi bạn dồn quá nhiều tâm sức, thời gian và trí tuệ cho công việc,

không còn thời gian cho những việc xung quanh như đi chơi, giải trí, hay yêu đương…

+ Để lên được chức quản lý, pm, team lead, bạn phải thể hiện bằng năng lực, và trình độ ngoại ngữ, kỹ năng quản lý,

Và càng làm vị trí cao, bạn càng đối mặt với cường độ công việc cao hơn.

Ok. đó là những ưu điểm và nhược điểm mà bạn sẽ phải đối mặt khi bắt đầu đi làm trở thành một lập trình viên. Và bạn có thể suy nghĩ để chuẩn bị tâm lý từ lúc này.

III. Những gì bạn cần chuẩn bị khi ra trường và đi xin việc.

Tôi giả sử về mặt kiến thức các bạn đã chuẩn bị ok sau 4 -5 năm đại học,

và đã ôn luyện trước khi bắt đầu làm hồ sơ xin việc. Hay các bạn đã  chuẩn bị sau khi đọc bài viết:

những gì một lập trình viên cần học để có thể ra trường xin việc dễ dàng hơn của tôi

1. Hãy tạo cho mình bộ hồ sơ tốt nhất.

Ngày nay các công ty đều khuyến khích việc gửi hồ sơ online do đó các bạn hãy tạo cho mình 1 bộ hồ sơ online tốt nhất.

Các bạn nên tạo 2 loại hồ sơ đó là: Tiếng việt Tiếng anh.

Tiếng anh các bạn có thể : tự dịch – thuê người dịch – nhờ bạn bè giỏi tiếng anh dịch. 

Hồ sơ online thường gồm 2 văn bản chính đó là:

a. CV – Sơ yếu lí lịch.

Các bạn có thể tự thiết kế một mẫu cho riêng mình bằng word, excel hay có thể down mẫu trên mạng,

hoặc các bạn có thể vào các trang thiết kế cv chuyên nghiệp trên mạng ví dụ như: Topcv.vn

Bạn có thể chọn cho mình những mẫu đẹp nhất với lựa chọn free hoặc mất phí.

Một CV Online thường bao gồm:

+ Vị trí ứng tuyển.

+ Ảnh chân dung.

+ Thông tin cá nhân (Hãy lưu ý chính xác số điện thoại và gmail).

+ Qúa trình học tập.

+ Các công ty đã làm việc (Hãy ghi rõ các dự án mà bạn tham gia, dự án phục vụ cho đối tương nào, quy mô và ngôn ngữ).

+ Kinh nghiệm làm việc (Kỹ năng): Hãy ghi năm kinh nghiệm, sau đó là các kỹ năng chuyên môn, tiếng anh, kỹ năng mềm và các kỹ năng khác.

+ Khuyến khích ghi các ưu điểm và các nội dung đúng trọng tâm (ví dụ: tốt nghiệm bằng khá nên ghi, bằng trung bình thì thôi, làm ở công ty về IT thì ghi, làm thêm các quán ăn, các công ty khác thì không ghi).

+ Sở thích cá nhân, và mục tiêu nghề nghiệp.

b. Đơn xin việc: Ngắn gọn xúc tích thể hiện rõ nguyện vọng và mong muốn cũng như điều gì mình cảm thấy phù hợp để ứng tuyển tại công ty.

2. Gửi hồ sơ.

Sau khi các bạn đã tìm và lựa chọn được 1 công ty phù hợp để gửi hồ sơ.

Các bạn hãy lưu ý những điều sau.

+ Gửi hồ sơ kèm email theo yêu cầu nhà tuyển dụng (Tiếng anh hay tiếng việt). 

+ Kiểm tra chính xác đơn xin việc là gửi đến công ty nào (nhiều bạn do gửi nhiều công ty mà mắc sai lầm. Gửi công ty A nhưng lại kính thưa ban lãnh đạo công ty B)

+ Viết email đầy đủ: Tiêu đề nên để là ứng tuyển vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Nội dung ngắn gọn ví dụ như:

    “Kính gửi phòng nhân sự công ty ABC, tên tôi là phạm văn a, được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại vị trí X. Tôi xin phép gửi hồ sơ ứng tuyển, tôi xin chân thành cảm ơn.”

Nhà tuyển dụng nhận hồ sơ, thông thường xảy ra 2 trường hợp.

+ Họ gọi điện cho bạn để hỏi xem vào giờ này có đi phỏng vấn được không.

Nếu bạn ok thì hãy đồng ý với họ và nhắc họ gửi một email mời tuyển dụng để rõ ràng ngày giờ địa điểm tránh việc nghe qua điện thoại rồi quên hoặc nhớ nhầm.

+ Một số công ty họ gửi email.

Dù là 1 trong hay trường hợp trên, bạn nên viết email cảm ơn tạo điều kiện phỏng vấn,

xác minh với họ việc sẽ đến tham gia phỏng vấn đúng giờ.

3. Đi phỏng vấn.

Hãy đến sớm khoảng 30 phút. Đề phòng những việc không may xảy ra như tắc đường, hỏng xe, hay lạc đường, tìm địa chỉ công ty mất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó nhiều công ty là các tập đoàn lớn trong các tòa như lớn như kangnam hay lottle thì các bạn sẽ còn mất thời gian cho việc tìm lối vào, để xe 2 tầng hầm, tìm đường lên đại sảnh, đợi chờ để lễ tân cấp thẻ mới cho bạn lên công ty và thời gian đợi chờ thang máy.

Do đó bạn tính toán làm sao, trước 30 phút bạn có mặt tại cửa công ty và ngồi trong phòng phỏng vấn trước 10 hoặc 15 phút.

4. Hình thức phỏng vấn.

Hầu hết có 2 hình thức cơ bản mà các công ty thường áp dụng. Trừ những công ty nào khắt khe thì có thể phức tạp hơn.

+ 2 vòng phỏng vấn: Bạn sẽ được phỏng vấn vòng 1 có thể là tiếng anh hoặc tiếng việt, với các trưởng nhóm kỹ thuật hoặc trưởng nhóm dự án.

Sau đó đến vòng 2 có thể là nhân sự công ty, hoặc một leader khác trực tiếp quản lý bạn.

+ Một bài thi và một bài phỏng vấn:

Bạn sẽ phải làm một bài thi thường là: IQ, G-Mart và kiến thức lập trình, và hầu hết là nội dung bằng tiếng anh,

bạn sẽ phải dịch hiểu câu hỏi để tìm được đáp án đúng, với thời gian khoảng 30-45 phút.

Sau đó là phỏng vấn của một ông quản lý dự án và một ông leader và có thể thêm một bà nhân sự.

5. Các câu hỏi phỏng vấn cơ bản cho các lập trình viên.

Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn các câu hỏi mà tôi gặp phải với ngôn ngữ lập trình c++.

+ Em có hiểu về lập trình hướng tối tượng không, em thử trình bày xem.

+ Các tính chất của lập trình hướng đối tượng.

+ Từ khóa protected là thế nào.

+ Em có biết nhiều về thuật toán không, kể thử một vài thuật toán. em thử nói về link list xem.

+ Em có biết về desing pattern không, các dự án em làm đã sử dụng design pattern nào,

em có thể lấy một ví dụ cho một mẫu design patter không.

+ Một vài câu hỏi cơ bản như: i++ khác ++i như thế nào,  con trỏ hằng và hằng con trỏ ?

+ Multil thread là gì, em có dùng không.

+ Em thử nói quá trình sử dụng một open lib vào một project.

+ Có biết MSDN là gì không.

+ Có biết về quy trình phần mềm không, bên em sử dụng quy trình nào, 

+ Có biết về version control không, em thấy loại nào là hay và tốt nhất.

+ Tiếng anh của em thế nào.

Những câu hỏi ngoài chuyên môn.

+ Em đã đi làm ở đâu chưa ?

+ Em làm những dự án gì, dự án đó code bằng ngôn ngữ gì và có thể mô tả rõ hơn không.

+ Dự án em tham gia có bao nhiêu người.

+ Lý do em xin nghỉ ở công ty cũ là gì.

+ Mức lương công ty cũ em là bao nhiêu, và em mong muốn là bao nhiêu ?

+ Em có mục tiêu gì trong một hoặc 2 năm tới không ?

+ Em có mục tiêu trở thành quản lý dự án hay không ?

+ Điểm yếu của em là gì và điểm mạnh của em là gì.

+ Em có ngại làm thêm giờ hay không.

+ Em giờ ở đâu, ở một mình hay với ai, đã có gia đình chưa ?

+ Có biết đá bóng không, biết chơi AOE không, uống bia rượu được không ?

+ Em có thể đi làm vào lúc nào ?

* Em có câu hỏi gì cho anh không ?

Khi đến đây thì các bạn nên đặt ra một vài câu hỏi cho công ty để chứng tỏ rằng bạn thực sự quan tâm đến công ty và công việc bạn đang ứng tuyển.

Một số câu hỏi bạn có thể hỏi là:

+ Giờ làm việc của công ty: sáng, tối, nghỉ trưa, thứ 7 có đi làm không, có OT không và OT thì thế nào.

+ Bên công ty mình thì các có nhiều dự án không, và các dự án là làm về mảng nào ?

+ Chế độ đãi ngộ công ty thế nào, chế độ thưởng tết, ngày lễ, du lịch, thưởng dự án….?

+ Về văn hóa công ty thì thế nào, có những hoạt động gì.

+ Dự án công ty thì áp dụng quy trình phần mềm nào, sử dụng version control gì, và hệ thống quản lý dự án là gì.

+ Trong tương lai thì công ty có định hướng thế nào.

Và những thắc mắc riêng mà các bạn cần hỏi.

6. Lời cảm ơn

Sau khi kết thúc phỏng vấn, họ sẽ nói gửi kết quả sau, bạn nên gửi lời cảm ơn trước khi ra về.

Và sau đó bạn nên viết một email gửi lời cảm ơn đến công ty đã tạo điều kiện cho mình được tham gia phỏng vấn.

Ok. Đó những kinh nghiệm cơ bản mà bạn thân mình tích lũy được sau một thời gian đi làm và phỏng tại một vài công ty từ các công ty nhỏ cho đến một vài công ty có quy mô lớn.

Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên ngành công nghệ phần mềm, chuẩn bị ra trường và làm hồ sơ xin việc vào các công ty phần mềm ưng ý nhất.

ptPham

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.