Kỹ Năng Trình Bày
Kỹ năng trình bày là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Bạn phát triển sự nghiệp tốt hay không phụ thuộc vào nó rất nhiều.
1.Kỹ Năng Nói – Kỹ Năng Quan Trọng Không Thể Thiếu.
Từ ngày xưa các cụ đã có câu. Học ăn học nói, học gói, học mở. Và cho đến bây giờ câu đó vẫn hoàn toàn đúng.
Nói là một kỹ năng cần phải học. Và tôi nghĩ rằng bạn cũng như tôi đã từng gặp phải những vấn đề sau đây.
+ Luôn thiếu tự tin và lo lắng khi phải đứng trước đám đông để trình bày một vấn đề gì đó.
+ Trong các cuộc giao tiếp, lời nói của mình thường không gây được sự chú ý hay tiếng vang.
+ Bạn nói không tạo được cảm hứng cho người nghe, người ta cảm thấy không có hứng thú.
+ Bạn trình bày hay giảng dạy một chủ đề rất hăng say và nhiệt tình, nhưng không làm cho người nghe hiểu được.
Từ đó bạn thấy rằng, kỹ năng nói hay kỹ năng trình bày là rất cần thiết và quan trọng.
Nếu không có kỹ năng nói tốt, bạn sẽ gặp phải những vấn đề bất lợi gì trong cuộc sống và trong công việc.
=> Bạn không có kỹ năng nói. Chủ đề mà bạn nói và trình bày sẽ làm cho người nghe cảm thấy dễ chán nản và khó hiểu.
Điều đó làm cho bạn mất đi năng lực tạo cảm hứng cho người khác. Nếu bạn là một người lãnh đạo thì điều đó thật tai hại.
Bởi vì, năng lực tạo cảm hứng hay quy tụ được người khác là một trong những phẩm chất mà người lãnh đạo cần có.
=> Trong một cuộc nói chuyện với khách hàng. Bạn là người trình bày về sản phẩm, nếu bạn không biết cách nói, hay không có kỹ năng trình bày. Bạn sẽ làm cho khách hàng của mình cảm thấy nhàm chán, không hiểu và thiếu sự tin tưởng vào kiến thức của bạn.
=> Không có kỹ năng nói sẽ dễ dẫn đến việc lan man ra bên ngoài của chủ đề trình bày làm cho người nghe khó hiểu.
=> Trong một cuộc trò chuyện với bạn bè. Nếu không có kỹ năng nói, bạn có thể gây hiểu lầm cho người bạn.
Bạn có thể làm cho người bạn cảm thấy chán khi trò chuyện. Vì khi bạn nói họ không hiểu, họ nói bạn cũng không hiểu.
=> Kỹ năng nói không tốt. Bạn dễ vấp váp phải những lỗi trong giao tiếp, như sử dụng ngôn ngữ không phù hợp văn cảnh. Dùng nhiều câu sai ý nghĩa. Hoặc đôi khi là sự nông nổi trong lời ăn tiếng nói. Điều dễ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc trò chuyện.
Như vậy trong một cuộc trò chuyện, một bài thuyết trình.
Bạn làm cho người nghe cảm thấy, nhàm chán, khó hiểu, hiểu sai ý, sự lan man trong chủ đề, và phát sinh mâu thuẫn vì những hiểu lầm không đáng có.
Thì bạn thực sự đã thất bại trong các thể hiện của mình.
2. Những kỹ năng cơ bản để giúp bạn trở thành một người có kỹ năng nói.
+ Năng lực của mỗi cá nhân.
Có đôi khi đó là phẩm chất cá nhân và năng khiếu bẩm sinh của mỗi người. Có người sinh ra đã hay nói và họ có một chút năng khiếu cho việc trình và giải thích vấn đề.
+ Kiến thức.
Đây là một điểm mấu chốt cho việc trình bày tốt.
Với mỗi chủ đề trình bày, bạn không am hiểu gì về nó bạn không thể nào trình bày tốt được, bạn sẽ gặp phải những chỗ bí, những câu hỏi làm bạn bối rối.
Hãy chuẩn bị kiến thức đầy đủ trước khi bắt đầu.
+ Sự kiên trì rèn luyện.
Bất cứ ai lần đầu đứng trước đám đông đều xảy ra những lỗi trong cách trình bày và thể hiện.
Nhưng sau đó sự kiên trì rèn luyện sẽ giúp bạn dần dần cải thiện được kỹ năng nói.
3. Những Điểm Lưu Ý Để đạt được kỹ năng nói tốt.
+ Khi trình bày trước một tập thể, nếu có thể hãy sử dụng các slider trình chiếu, các bảng biểu sơ đồ.
Điều này thể hiện rằng, vấn đề tôi đang nói có bằng chứng và số liệu cụ thể. Làm tăng sự tin tưởng của người nghe, nhưng hãy điều khiển đúng cách.
+ Hãy trình bày một cách đơn giản tránh sự phô trương, hoành tráng quá mức sẽ tạo cảm giác khó chịu cho người nghe.
+ Xây dựng bài trình bày của mình khoa học, có đầu, thân và kết bài, biết cách dẫn dắt vấn đề.
+ Trong quá trình trình bày, đôi khi hãy tạo ra những câu hỏi. Điều này tạo cảm hứng tò mò cho người nghe, và cuốn họ vào cuộc giao tiếp.
+ Sử dụng những ngôn từ đơn giản dễ hiểu, tránh dùng những từ tiếng nóng, tiếng địa phương, cách tốt nhất là hãy đưa những vấn đề đao to búa lớn trở thành những vấn đề cực kỳ đơn giản dễ hiểu gắn liền với cuộc sống con người mỗi ngày như củ khoai, củ ráy, bữa cơm, bữa canh.
+ Nên sử dụng ví dụ cho mỗi vấn đề trình bày. Ví dụ là một trong những dẫn chứng tốt và hiệu quả cho những vấn đề mình vừa đưa ra.
+ Không nên quá nghiêm túc. Đôi khi hãy tạo ra sự hài hước để tạo được cảm hứng cho người nghe và giúp họ tránh được sự nhàm chán trong chủ đề nói chuyện.
Hài hước được coi là sản phẩm của trí tuệ thông minh, nó là nguồn gốc tạo ra năng lực quy tụ.
+ Với những cuộc nói chuyện tâm sự với bạn bè. Trước hết phải là người hiểu được bạn mình.
Sau đó phải hiểu được tâm lý của bạn mình. Bạn nói làm sao mà bạn của mình cảm thấy như nói đúng vào gan vào ruột của họ. Như vậy họ sẽ vô cùng phấn khích.
+ Với từng lứa tuổi, từng giới tính và từng ngành nghề. Tâm lý của họ hoàn toàn khác nhau.
Bạn không thể dùng một cách nói chuyện để nói chuyện với tất cả những mẫu người như vậy. Hãy biết cách biến đổi cho đa dạng để phù hợp với từng lứa tuổi.
Ví dụ với một cô gái tuổi còn trẻ từ 18 đến 25. Trong cuộc nói chuyện, bạn nói quá nhiều về những vấn đề thực tại của cuộc sống.
Những mặt tối, những yếu tố thực dụng và những bon chen đấu đá của cuộc đời.
Bạn sẽ sai lầm, vì tâm lý của tuổi 18 đến 25 là tâm lý của tuổi trẻ đầy mơ mộng, đầy viên vông, đầy lãng mạn.
Nhưng ngược lại, với những người ở tuổi 29 30 như bạn.
Mà bạn lại dùng cách nói chuyện như với những người ở tuổi 18-25, thì người nghe sẽ đánh giá bạn còn non nớt và nông cạn trong suy nghĩ.
Họ sẽ cho rằng bạn vẫn còn trẻ và chưa thực sự trưởng thành.