Những Áp Lực Của Nghề Lập Trình Viên
Hi. Chào mừng các bạn đến với blog: Phát Triển Phần Mềm 123AZ.
Bài viết hôm nay: Nghề lập trình viên và những áp lực.
Hôm nay rảnh rỗi ngồi chém gió với các bạn về vấn đề nghềnghiệp nói chung và đặc biệt là nghề lập trình viên nói riêng.
Cũng là chia sẻ của bản thân mình sau 8 năm đi làm, chiến đấu và đúc rút ra nhiều bài học.
Bất cứ nghề nào đều có những áp lực và những nỗi khó khăn riêng trong công việc. Và nghề lập trình chúng ta sẽ đối mặt với những áp lực gì.
1. Áp lực của sự cân bằng công việc.
Đi học và đi làm khác nhau rất nhiều, khi bạn đang từ một sinh viên,
một cử nhân vừa mới ra trường, bạn vào công ty và bắt đầu làm quen với môi trường công việc,
bạn sẽ cảm giác bị ngỡ ngàng với một loạt những điều mới lạ khi đi làm.
+ Bạn phải làm quen với môi trường làm việc trong công ty,
ví dụ công ty sử dụng các công cụ nào, bạn sẽ phải học
+ Công ty nghiên cứu và làm dự án phần mềm về lĩnh vực nào, bạn cũng phải học về mảng đó.
+ Công ty lớn thường có mạng lưới IT khá nghiêm ngặt, có user tài khoản và các quy định về hệ thống bảo mật, bạn cũng sẽ phải học và được trainning về điều đó.
+ Bạn sẽ học các kiến thức nâng cao hơn trong kỹ thuật lập trình,
phải trainning về dự án, joint vào project đã được thực hiện bởi một team trong nhiều năm, bạn phải đọc hàng trăm ngàn dòng code, xử lý để hiểu và thực hiện các nhiệm vụ như fixed bug, thêm yêu cầu, thêm chức năng.
Như vậy trong một khoảng thời gian vài tháng, bạn phải bỏ nhiều công sức,
sự chú tâm để có thể hiểu và làm tốt tất cả những thứ đó, và lúc đó bạn mới bắt đầu cân bằng được với công việc.
2. Áp lực về tiến độ công việc.
Thông thường các dự án phần mềm việt nam phần lớn là outsouce từ các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ , Châu Âu, Ấn Độ, Singapo hay Úc.
Do đó mỗi đối tác họ có yêu cầu về công việc khác nhau, và phần lớn đối với người Nhật,
họ rất chặt chẽ trong vấn đề thời hạn giao hàng,
Bạn sẽ phải làm một khối lượng công việc lớn,
khó mà thời hạn lại ngắn ngủ, bạn vừa phải làm nhanh cho kịp tiến độ,
vừa phải đau đầu nghĩ giải pháp để xử lý các yêu cầu khó và các yêu cầu mong muốn.
Bạn sẽ làm thêm giờ, để fixed các bug được phát hiện bởi đội tester.
3. Áp lực về vấn đề con người và team dự án.
Một vấn đề cực kỳ nan giải và khó khăn khi làm việc nhóm với nhau đó là vấn đề con người.
Một team làm việc với nhau thì mỗi người đến từ các vùng quê khác nhau,
môi trường khác nhau, và có quan niệm, tính cách khác nhau.
Có người nóng tính, có người vội vàng, có người chăm chỉ,
có người lười biếng, có người thật thà, có người khôn ngoan láu cá…
Do đó việc hòa hợp tính cách với nhau để cùng thống nhất ý kiến,
và làm chung được một dự án không phải là một điều dễ dàng.
Khi mọi việc suôn sẻ không có vấn đề khó khăn phát sinh, thì có thể mọi người cùng vui vẻ hòa hợp, nhưng khi có sự có phát sinh, dead line gấp, phải OT để làm thêm, lương thấp, thì bắt đầu phát sinh mẫu thuẫn.
Bạn có thể sẽ rơi vào trường hợp phát điên, bị stress nặng nề khi mẫu thuẫn với đồng nghiệp,
khi mà tranh cãi và khi bị dồn ép, bị comment mà bản thân mình không cảm thấy đó là lỗi của mình….
4. Áp lực về vấn đề liên tục học cái mới.
Nghề lập trình là ngành lao động sáng tạo, để cạnh tranh được với vô vàn các sản phẩm phần mềm nổi tiếng khác,
thì sản phẩm và công ty bạn thực hiện phải có nhiều tính năng mới, nhiều chức năng đặc biệt, nâng cao, sáng tạo…
Bên cạnh đó là việc chạy được đa nền tảng, không chỉ trên desktop, mà có thể chạy trên mobile, trên web.
Điều đó đòi hỏi các lập trình viên phải học liên tục để nghĩ và sáng tạo, học thêm những cái mới để có thể làm thêm được tính năng chay đa nền tảng.
Bên cạnh đó nếu bạn được lên làm quản lý, bạn phải học thêm nhiều kỹ năng và kiến thức khác,
trong đó có ngoại ngữ, tiếng anh và tiếng nhật…
Khi bạn còn trẻ điều đó với bạn không thành vấn đề, bạn có nhiệt huyết và sự đam mê,
nhưng thời gian trôi đi, bạn sẽ có lúc mệt mỏi khi liên tục phải học và nghiên cứu cái mới,
bạn cảm thấy mệt mỏi, và chán nản, bạn mất kiên trì và đôi khi muốn dừng lại nghỉ ngơi.
5. Áp lực về vấn đề lương lậu và các chuyện riêng tư.
Ai đi làm cũng đều mong muốn một sự đãi ngộ xứng đáng,
nhưng phần lớn ai đó cũng đều cảm thấy không hài lòng,
về vấn đề lương tăng chậm, về vấn đề OT xin chữ ký khó khăn, về vấn đề thưởng dự án bị eo hẹp.
Bạn cảm thấy công sức bỏ ra không xứng đáng.
Bạn thấy ở lại thì lương thấp và lẹt đẹt, mà ra đi môi trường mới có thể lương cao hơn nhưng lại phải bắt đầu lại cho một loạt thứ như là:
cân bằng công việc, môi trường mới và con người mới…
Tập trung quá nhiều vào công việc sẽ làm cho cuộc sống của bạn bị mất cần bằng.
Một ngày chỉ có 24 tiếng và không phải ai cũng chỉ có công việc trong cuộc sống,
chúng ta cũng cần có thời gian cho việc giải trí,
thư giãn, nghe nhạc, du lịch, đi chơi, thể thao, và tình yêu.
Nhưng khi bạn dành quá nhiều time cho công việc, mọi chuyện kia gần như bạn không còn time để thực hiện,
và khi đến tuổi lập gia đình, bạn bị hỏi quá nhiều bởi bạn bè,
bạn bị gia đình giục giã, mai mối, xem mặt, và ra áp lực…
Bạn cảm thấy stress đủ mọi thứ.
6. Bệnh nghề nghiệp.
Nghề lập trình là nghề mà thời gian ngồi trên máy tính quá nhiều,
có thể là 8 tiếng hoặc 10 tiếng hoặc 12 tiếng hoặc hơn nữa.
Rất nhiều người bị bệnh trĩ vì ngồi quá nhiều.
Rất nhiều người bị đau dạ dày vì do stress quá nhiều,
hoặc do ăn cơm bụi và đồ ăn OT không đảm bảo
Hầu hết các dev đều ngồi rất giỏi nhưng đi rất kém,
có thể ngồi bao lâu trên máy tính cũng ok nhưng đi chơi hay đi đâu đó đường dài một lúc là mệt,
đi đá bóng được 5 phút là thời không ra hơi….
Đó là những vấn đề mà bạn sẽ gặp phải khi bắt đầu đi làm.
Và vì thế bạn hãy chuẩn bị tâm lý để có thể đối mặt những điều đó.
Bên cạnh đó là hãy suy nghĩ những giải pháp tốt nhất đề có thể giúp bạn có thể hạn chế tối đa những áp lực công việc.
=> Khi mới vào công ty hãy tập trung vào công việc để sớm làm chủ được công việc và cân bằng với nó
=> Học cách estimate thời gian một cách thông minh để có thể giãn được deadline một cách tốt nhất,
và không ngoan trong việc nhận nhiệm vụ.
=> Học kỹ năng mềm để làm việc nhóm tốt hơn, biết cương nhu đúng lúc
=> Những lúc nhàn rỗi hãy dành thời gian cho việc trau dồi chuyên môn và chủ động học cái mới.
Đừng lười biếng và bị động.
=> Lương lâu là một vấn đề tế nhị, có thể bạn làm tốt người ta sẽ trọng dụng,
và đãi ngộ tốt, nhưng khi bạn không thấy điều đó ở nơi mình đang làm việc, thì hãy mạnh dạn đề xuất, và yêu cầu.
Hãy dành thời gian cho những việc riêng tư, và đừng thiếu coi trọng nó,
nó giúp bạn có động lực và cân bằng cuộc sống tốt hơn
=> Dành thời gian cho việc tập thể dục thể thao,
dù chỉ là mỗi ngày 5 phát chống đẩy, bạn cũng đã giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của mình.
Bỏ các thói quen xấu thời sinh viên như, thức khuya bừa bãi, rượu chè,
thuốc lá, và ăn uống không điều độ, giờ giấc.
Ok! Hy vọng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho các bạn.
______________________________
Pass Phạm